Lời đầu tiên, chào mừng bạn tới các tips bảo mật này! Bất kể bạn là ai – nếu bạn là một holder tiền điện tử hay bạn muốn tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử trong tương lai, các tips bảo mật này sẽ giúp bạn rất nhiều.
Blockchain là một phát minh tuyệt vời nhằm mang lại một sự thay đổi trong cách làm sản phẩm và giải quyết vấn đề về sự tin cậy theo một số góc độ nhất định. Đặc biệt blokchain tạo ra nhiều viễn cảnh “tin cậy” mà không cần đến sự tập trung và các bên thứ ba.
Tuy nhiên, có nhiều sự thiếu hiểu biết về blockchain, và những người xấu sẽ lợi dụng sự thiếu hiểu biết này để khai thác và đánh cắp tiền từ những người tham gia lĩnh vực tiền điện tử.
Vui lòng nhớ lấy hai nguyên tắc tips bảo mật để sống sót tránh bị ăn trộm tài sản trong lĩnh vực blockhain hay tiền điện tử:
- Không có sự tin tưởng: Hãy cảnh giác, và luôn luôn cảnh giác cao độ.
- Liên tục cập nhật kiến thức về bảo mật bảo vệ tài sản: Để tin tưởng một thứ gì đó, bạn cần phải có khả năng kiểm duyệt đánh giá nó như một thói quen.
Chúng ta hãy đi theo quy trình các tips bảo mật từ từ giới thiệu về các loại hình lưu trữ tiền điện tử: lưu trữ lạnh, lưu trữ nóng trên sàn, cho tới việc tạo một ví để lưu trữ tài sản tiền điện tử, cách sử dụng ví, các cách bảo vệ ví cho đến việc nên làm gì nếu ví tiền điện tử của bạn bị hacked.

Các tips bảo mật trong phần tiếp theo của bài viết sẽ được cập nhật sau.
Tips Bảo Mật Sử Dụng Ví Lạnh Cold Wallet
Các tài sản được lưu trữ trong ví lạnh cold wallet có các dãy số bí mật (private key) được lưu trữ cách biệt với không gian mạng, tài sản trên ví lạnh thường là các tài sản lớn và ít khi được chuyển lên sàn để thực hiện các lệnh giao dịch.
Hiện tại các ví lạnh cold wallet thường được chia ra làm hai loại: Ví cứng hardware wallet và các ứng dụng ví lạnh.
Ví Cứng Hardware Wallet
Ví cứng hardware wallet là một phần cứng riêng biệt dùng để lưu trữ các private key, cũng như dữ liệu chữ ký có thể được truyền qua Bluetooth hoặc kết nối có dây với App, trang web, vv.
Các ví cứng thông dụng hiện tại như:
Ví Cứng Ledger
Ledger là một ví cứng nổi tiếng trong ngành tiền điện tử cung cấp mức độ bảo mật cao. Sản phẩm cung cấp các thành phần bảo mật và hệ điều hành được thiết kế riêng để bảo vệ tài sản số.

Ví Cứng Trezor
Trezor cũng là một ví cứng nổi tiếng trong lĩnh vực blokchain với mã nguồn mở. Điểm đặc biệt của Trezor là nó được khuyến nghị bởi giải pháp lưu trữ Shamir, và Trezor Model T đã hỗ trợ chế độ sao lưu an toàn này.
Tips bảo mật – Đánh Giá Mức Độ Rủi Ro Tài Sản Của Các Dự Án DeFi
Hiện tại, hầu hết người tham gia vào lĩnh vực blockchain đều có xu hướng tham gia các dự án DeFi như mining, farming khai thác thanh khoản, lending cho vay và quản lý tài chính. Người tham gia vào các dự án DeFi được yêu cầu chuyển quyền truy cập tài sản sang phía dự án DeFi, và đây là một vấn đề lớn về rủi ro bảo mật.
Khảo Sát Đánh Giá Rủi Ro Dự Án DeFi
Xác minh dự án DeFi là bước đánh giá sơ bộ thông qua các thông tin dưới đây:
- Hồ sơ team đứng sau dự án.
- Tính an toàn của các dự án mà đội ngũ đã triển khai trước đó.
- Các bên kiểm soát dự án.
Đánh Giá Bảo Mật Dự Án DeFi:
- Dự án có được kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán uy tín hay không.
- Thời gian vận hành dự án có đủ lâu dài hay không.
- Chất lượng code của dự án có cao hay không.
- Code của dự án có minh bạch và là mã nguồn mở hay không.
- Mức độ quản lý tài sản dự án có lớn hay không.
- Đội ngũ dự án có được đầu tư từ các tổ chức lớn uy tín hay không.
- Cộng đồng dự án có tích cực và số lượng người tham gia có lớn hay không.
Rủi Ro Khi Sử Dụng Ví Kết Nối Tới Các Dự Án DeFi
Khi sử dụng ví để tham gia các dự án DeFi, do tần suất kết nối ví lớn, do đó việc private key bị lộ là có thể xảy ra, hoặc việc xác minh quyền tiếp cận tài sản ví trên smart contract nhưng người dùng bỏ qua không đọc kỹ dẫn đến việc bị mất tài sản là có.
Sử dụng ví cứng hardware wallet để tham gia dự án DeFi thì không tiện lợi do tần suất kết nối ví quá nhiều. Do đó, nên sử dụng các hợp đồng thông minh chứa đa chữ ký multi-signature để tham gia các dự án DeFi.
Tips Bảo Mật Khi Lưu Trữ Tài Sản Trên Các Sàn Giao Dịch
Việc lưu trữ tài sản tiền điện tử trên các sàn giao dịch có lẽ là phổ biến đối với số đông người tham gia. Mức độ bảo mật của các sàn giao dịch là một vấn đề đa chiều, đa hướng.
Với bất kỳ sàn giao dịch uy tín nào, bảo mật là điều quan trọng nhất. Theo dữ liệu của Hackernoon, hơn 60 vụ tấn công sàn giao dịch lớn kể từ 2011 đã gây ra 12.6 tỉ đô thất thoát tài sản từ các nhà đầu tư.
Góc độ bảo mật về phía tài khoản người dùng
Thông thường các sàn giao dịch sẽ sử dụng bảo mật 2 lớp 2FA để bảo vệ tài khoản của người dùng. 2FA là cần thiết bởi nó sẽ ngay lập tức trung hòa được rủi ro liên quan tới mật khẩu, bởi chỉ mật khẩu là không đủ.
Ở các bước rút tiền, ngoài yêu cầu mã bảo mật hai lớp 2FA, thì các sàn giao dịch thông thường có thể yêu cầu thêm các loại mã xác minh khác như: mật khẩu quỹ gồm 6 chữ số (mật khẩu cố định để rút tiền), mã xác minh email, mã xác minh SMS.
Bảo mật về phía tài sản của người dùng
Để bảo vệ tài sản của người dùng trên ví nóng của sàn, các sàn giao dịch thường cần làm việc với các công ty bảo mật hàng đầu cũng như các dịch vụ lưu ký tài sản an toàn.
Bảo mật về giải pháp quản lý đa đơn vị
Giải pháp quản lý đa đơn vị Multi-party management solution (MPC) dành cho blockchain yêu cầu rất nhiều nghiên cứu ở cấp độ thuật toán, do đó khuyến nghị sử dụng các phần mềm mã nguồn mở kết hợp với các giải pháp thương mại hiện có như: SafeHeron, FireBlocks, CYBAVO, TSS lib, ZenGo-X.
Ví dụ về Fireblocks, sàn giao dịch tiền điện tử MoonXBT sử dụng dịch vụ của Fireblocks để cung cấp mức độ bảo mật tương đương ngân hàng nhằm bảo vệ tài sản người dùng.

Với MoonXBT, Fireblocks cung cấp công nghệ lưu ký tài sản trực tiếp battle-tested, cho phép MoonXBT có thể giữ quyền kiểm soát về private key. Fireblocks cũng cung cấp hạ tầng bảo mật cấp doanh nghiệp để lưu trữ, phát hành tài sản số thông qua một giải pháp bảo mật đa tầng.
Sàn MoonXBT cũng đang đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái đầu tư sáng tạo các dự án trong DeFi, GameFi, Web3. Việc hợp tác với Fireblocks, MoonXBT sẽ có các công cụ tốt hơn để quản lý tài sản số bao gồm NFTs, sản phẩm DeFi hay thậm chí DAO.
Công nghệ của Fireblocks kết hợp tầng bảo vệ private key với multi-party computatiion (MPC) để loại bỏ các điểm đơn yếu trong hệ thống. Đáng chú ý, công nghệ của Fireblocks đã được áp dụng và các sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất như Coinbase, Binance hay dịch vụ của BlockFi.
Kết Luận
Với các tips bảo mật liên quan đến việc bảo vệ tài sản tiền điện tử, yếu tố con người vẫn là gốc rễ của tất cả, bất kể nếu đó là bản chất bảo mật của con người, hay đó là kỹ năng bảo vệ tài sản, nó đều phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn có sự hiểu biết kiến thức về bảo mật đủ tốt, không đối tượng nào có thể xâm phạm tài sản của bạn trên không gian mạng.