Polkadot là một blockchain khá đặc biệt, khống giống với các chuỗi công khai khác khi hệ sinh thái Polkadot có cả hệ sinh thái ứng dụng và hệ sinh thái chuỗi.
Cuối tháng 7 vừa qua, Kusama cũng đã hoàn thành nâng cấp parachain Statemine. Sau khi nâng cấp mạng hoàn tất, bất kỳ ai cũng có thể tạo tài sản và NFT trên Statemine. Có thể nói sau bao khó khăn, cuối cùng chúng ta cũng nhìn thấy một số tài sản có thể được sử dụng trong hệ sinh thái Kusama.
Điều này mang lại những thay đổi cho sự phát triển của hệ sinh thái Polkadot. Sau cùng, các chức năng của Kusama như một mạng lưới tiên phong cũng sẽ được nhân rộng trên Polkadot. Có thể nói, sau hơn một năm thử nghiệm và chuẩn bị, hệ sinh thái Polkadot cuối cùng cũng đi đến giai đoạn chuẩn bị đi vào ứng dụng thực sự.
Polkadot không còn là thứ “chẳng ra gì” mà một số người chỉ trích nữa, đặc biệt là với các tính năng được nâng cấp của Statemine. Nó có vẻ rất giống Ethereum vào năm 2017. Xét cho cùng, Ethereum vào thời điểm đó chỉ có các chức năng của parachain Statemine hiện tại. Chỉ sau này Ethereum mới có Dapp, DeFi và NFT như chúng ta biết.

Do đó, theo một nghĩa nào đó, Polkadot hiện đang ở vạch xuất phát của đợt bùng nổ hệ sinh thái, và không còn là cái vỏ rỗng tuếch của “nghiên cứu và phát triển kín” mà được thổi phổng nữa.
Ngoài Polkadot, gần đây chúng ta cũng có nhiều tin tức về việc phát triển hợp đồng thông mình của Cardano (ADA), mời các bạn cùng theo dõi bài phân tích về 54 dự án hot trên Cardano cùng Blogdautu nhé:
Ở góc độ người quan sát toàn bộ hệ sinh thái, chúng ta có thể thấy nhiều câu chuyện có thể xảy ra tiếp theo trong hệ sinh thái Polkadot, và những câu chuyện này dường như có thể ghép lại thành một bản đồ sinh thái hoàn chỉnh và cũng rất tiện để chúng ta nhìn thấy sự thật đằng sau những lời quảng cáo thổi phồng quá mức.
5 hướng phát triển tiềm năng của hệ sinh thái Polkadot
Dưới đây, chúng tôi liệt kê ra 5 hướng phát triển đầy triển vọng của hệ sinh thái Polkadot và được chia thành các chặng khác nhau kèm theo phân tích chi tiết.
Phần thưởng dành cho người tham gia sớm
Trong các dự án truyền thống, nhiều teams sẽ chọn nhận vốn tài trợ từ quỹ đầu tư mạo hiểm như lựa chọn đầu tiên để có được vốn khởi nghiệp. Trong mười năm qua, nhiều công ty đầu tư mạo hiểm đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ tầm nhìn và quan điểm độc đáo của mình.
Tuy nhiên, để trở thành nhà đầu tư mạo hiểm tương đối khó, khiến cho việc nhận được cổ tức dự án ngay từ ban đầu trở thành nơi người bình thường không thể tham gia.
Dự án blockchain đã thay đổi thực trạng này. Người dùng có thể dễ dàng tham gia xây dựng cộng đồng và nhận được phần thưởng với số tiền đã đầu tư và lưu lượng truy cập mang lại cho dự án. Thử lấy các dự án cơ sở hạ tầng phần cứng và DeFi làm ví dụ để từ đó phân tích lý do tại sao chúng tôi cho rằng phần thưởng sớm của dự án là một trong năm triển vọng phát triển chính của Polkadot.
Hệ sinh thái Polkadot gồm những đồng coin nào?
Hệ sinh thái của Polkadot khá đa dạng với các dự án thuộc nhiều mảng khác nhau. Dưới đây chúng ta sẽ liệt kê một số dự án tiêu biểu.
Đầu tiên là dự án cơ sở hạ tầng phần cứng. Có nhiều dự án cơ sở hạ tầng phần cứng trong hệ sinh thái Polkadot, chẳng hạn như Deeper Network, một cổng bảo mật quyền riêng tư phi tập trung dành riêng cho cơ sở hạ tầng Web3.0.
Crust, một mạng lưu trữ phi tập trung dành riêng cho hệ sinh thái Web3.0; Phala, dành riêng cho nền tảng đám mây chia sẻ Web3.0, nhằm giải quyết vấn đề tin cậy trong đám mây điện toán.
Các dự án này có đặc điểm cần sử dụng tài nguyên phần cứng được cung cấp bởi nhiều máy tính hoặc thiết bị, chẳng hạn như băng thông mạng, không gian lưu trữ, TEE (Trusted Execution Environment)… để xây dựng mạng tài nguyên tương ứng và kết hợp blockchain để tạo thành mạng phi tập trung.
Những người tham gia có thể nhận được ưu đãi bằng cách đóng góp tài nguyên phần cứng tương ứng. Trong giai đoạn đầu của một mạng, có ít người tham gia hơn, nên sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn.
Đối với dự án DeFi, cũng tương tự như vậy. Kể từ khi Compound kết hợp Yield Farming với DeFi, nhiều dự án DeFi đã làm theo và tạo ra một mô hình chung cung cấp tính thanh khoản cho các dự án DeFi.
Kết hợp với nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) phổ biến nhất, giờ đây cơ chế này được sử dụng để phân bổ native token cho những người cung cấp thanh khoản và thu hút người dùng tham gia tích cực đã trở thành cách thức cơ bản để nhiều dự án DeFi nhanh chóng bắt đầu.
Hệ sinh thái Polkadot đã có nền tảng như vậy. Ví dụ, Acala trong hệ sinh thái hướng tới mục đích trở thành trung tâm DeFi một điểm dừng trong hệ sinh thái Polkadot; nó cam kết cung cấp cơ sở hạ tầng thanh khoản cho các tài sản cầm cố, như giao thức DeFi nền tảng của hệ sinh thái Polkadot.
Bifrost là giao thức DEX cross-chain nền tảng; Zenlink và các dự án khác cũng đang tập trung vào lĩnh vực lớn nhất của hệ sinh thái Polkadot, DeFi. Karura và Bifrost, các mạng tiên phong của Acala Network, trước đây đã thắng phiên đấu giá parachain slot đầu tiên của Kusama.

Là một chuỗi DeFi chuyên dụng, Acala cung cấp nhiều ứng dụng cho người dùng cuối cho các tài sản của hệ sinh thái Polkadot, được kỳ vọng là “trung tâm DeFi của hệ sinh thái Polkadot”; Bifrost cung cấp bảo mật và tính thanh khoản cho các token trong hệ sinh thái Polkadot, dự kiến sẽ là một phần không thể thiếu.
Zenlink dựa trên Substrate thông qua giao thức DEX của Zenlink, giao thức DEX cross-chain đa năng, mở và tối ưu, cho phép tất cả các parachain xây dựng DEX chỉ bằng một cú click chuột và thực hiện chia sẻ thanh khoản.
Điều này có nghĩa là các dự án sinh thái Polkadot trong lĩnh vực DeFi có các kịch bản thành công thực tế để cung cấp cho người dùng tính thanh khoản và có thể bắt đầu ứng dụng nhanh chóng. Sau khi có nhiều người tham gia ban đầu, sự phát triển sinh thái sẽ giống như đầu máy đã được khởi động. Nó sẽ có thể đến đích sớm hơn.
Đương nhiên, với tư cách là một người tham gia, việc có được lòng trung thành của người dùng không thể diễn ra trong một sớm một chiều, và sự hình thành thói quen và quán tính sử dụng đã mang lại cơ hội đáng kể cho các dự án mới bắt đầu.
Đối với những người dùng đã tham gia vào giai đoạn đầu của dự án, việc tham gia sớm chắc chắn sẽ nhận được nhiều phần thưởng.
Lấy Acala Network làm ví dụ. Bên cạnh lợi nhuận gia tăng do đầu tư sớm, để thu hút lưu lượng truy cập và nguồn vốn, Acala Network cũng tổ chức Mandala Candy Festival, Build Acala#1, phần thưởng bình chọn Karura, và cuộc thi emoji KusaMeMe, mang lại phần thưởng lớn cho người dùng và cũng là phần thưởng ban đầu độc quyền của dự án.
Tóm lại, cho dù đối với bên dự án hay người sử dụng, cổ tức sớm của dự án là một triển vọng phát triển rất đáng được chúng ta quan tâm.
Mở rộng tài sản trên hệ sinh thái Polkadot
Một triển vọng phát triển quan trọng khác của Polkadot là mở rộng tài sản.
Đối với bất kỳ hệ sinh thái nào, gia tăng nguồn vốn là rất quan trọng. Đợt tăng giá này của thị trường là do sự gia nhập của nhiều quỹ truyền thống vào toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử. Điều này cũng có thể áp dụng cho hệ sinh thái Polkadot.
May mắn thay, bản chất cross-chain của Polkadot là một cách tuyệt vời để giải quyết vấn đề vốn. Cách trực tiếp nhất là đưa các dự án có giá trị trực tiếp vào hệ sinh thái Polkadot formula thông qua cầu chuyển.
Ví dụ, team Interlay hợp tác thực hiện cầu nối cross-chain từ Bitcoin sang Polkadot. Sau đó, bất kỳ ai cũng có thể thông qua cầu chuyển, chuyển BTC của họ sang Polka BTC để thành PolkaBTC. Tất nhiên, có một phương thức phát hành khác.
Ví dụ, chuỗi tài sản chung hiện tại Statemine trên mạng Kusama (Statemint trên Polkadot) có thể phát hành tài sản kỹ thuật số trên Polkadot và giá trị thị trường là gần 30 tỷ đô la. USDC có khả năng rót vốn vào hệ sinh thái Polkadot theo cách này.

Tại sao nên mở rộng tài sản sang hệ sinh thái Polkadot?
Để hiểu được tại sao những tài sản này nên được mở rộng sang hệ sinh thái Polkadot, chúng ta hãy lấy WBTC và USDC trên Ethereum làm ví dụ để xem xét việc mở rộng tài sản.
Trước hết, WBTC là gì?
Nói ngắn gọn, WBTC là token đầu tiên sử dụng tiêu chuẩn ERC20 để gán giá trị theo tỷ lệ 1:1 với Bitcoin, cho phép tính thanh khoản của BTC đi vào hệ sinh thái Ethereum, điều này không ảnh hưởng đến giá trị lưu trữ của Bitcoin và có thể tham gia các dịch vụ của Ethereum.
Lý do tại sao BTC bằng phương pháp tạo tập trung có thể đạt được mức tăng khối lượng lớn như vậy là nhờ DeFi có thể mang lại APY đáng kể, đủ để bỏ qua vấn đề tập trung.
Sau đó, khi bất kỳ ai đều có thể tạo PolkaBTC theo cách phi tập trung trong hệ sinh thái Polkadot, tôi tin khi DeFi chất lượng cao trong hệ sinh thái Polkadot đi vào hoạt động, khối lượng PolkaBTC sẽ tăng với tốc độ đáng kinh ngạc.
Mặt khác, USDC là một stablecoin theo đồng đô la Mỹ do công ty tài chính Circle phát hành với tỷ giá 1:1 đối với đô la Mỹ. Các quỹ này được giám sát bởi các ngân hàng và có giấy phép thanh toán tại Hoa Kỳ (bao gồm cả BitLicense của bang New York), Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu.
Đây cũng là một phương thức phát hành tập trung, nhưng điều này không ngăn cản sự phát triển vượt bậc của USDC nhờ sự phổ biến của DeFi và khối lượng của nó nhanh chóng tăng vọt từ 1,15 tỷ đô la lên 26,4 tỷ đô la chỉ trong một năm.
Thông qua WBTC và USDC, chúng ta có thể cảm nhận các dự án DeFi và mở rộng vốn là không thể tách rời và hệ sinh thái Polkadot cũng sẽ tạo ra các dự án DeFi có nhu cầu lớn về tài sản. Đối với bên dự án, làm thế nào để có được sự hỗ trợ từ phần mở rộng vốn này là rất quan trọng, và đã đến lúc họ phải rà soát lại khả năng hoạt động của mình.
Trong đó, chắc chắn sẽ xuất hiện các bên dự án để thu hút người dùng và quỹ thông qua các hoạt động tiếp thị hoặc thiết kế một số cơ chế Yield Farming tốt. Các dự án nhận được những khoản tiền như vậy chắc chắn sẽ là tốt nhất trong những ngày đầu của hệ sinh thái Polkadot, và chúng ta có thể chờ xem.
Ở một cấp độ khác, người tham gia có thể quan sát sự mở rộng của khối lượng vốn trong hệ sinh thái Polkadot và theo dõi nơi các tài sản này đang chảy về để hiểu sự phát triển của hệ sinh thái Polkadot, nắm bắt rõ ràng hơn nhịp điệu phát triển của hệ sinh thái Polkadot, và từ đó tìm ra con đường tham gia rõ ràng, để có được lợi nhuận khi hệ sinh thái phát triển.
Chuyển dịch hệ sinh thái
Mặc dù sự phát triển sinh thái của Polkadot bắt đầu muộn, nhưng đã có ETH, EOS, TRON, BSC, Heco, Solana, Polygon và nhiều chuỗi công khai khác thành công ở phía trước, và Polkadot có thể học hỏi từ con đường thành công của họ và vươn lên từ phía sau.
Ngày nay, không còn là giai đoạn một chuỗi thống trị cả thế giới nữa. Kể từ đợt bùng nổ các ứng dụng như DeFi và NFT, nền tảng ứng dụng blockchain lớn nhất ETH đã bị lấn át và nhiều dự án trên Ethereum đã tìm kiếm giải pháp.
Kết quả là, chúng ta có thể thấy một số dự án nổi tiếng đã bắt đầu liên tục mở rộng ranh giới của mình trên những chuỗi công khai mới, dần dần hình thành hệ sinh thái đa chuỗi của các dự án Ethereum.
Ví dụ về việc chuyển dịch hệ sinh thái trên hệ sinh thái Polkadot
Một trong những đại diện tiêu biểu là dự án cho vay nổi tiếng Aave bắt đầu triển khai trên Polygon, được định vị là trình tổng hợp các giải pháp Lớp 2, vào tháng 4 năm 2021. Lựa chọn như vậy sẽ mang lại hiệu quả gì?
Đầu tiên, để thúc đẩy người dùng tham gia vào ứng dụng Aave trên Polygon cần một số ưu đãi. Để đạt được mục tiêu này, vào ngày 14/4, Polygon đã thông báo họ sẽ cung cấp cho Aave phần thưởng Yield Farming với tổng số tiền là 40 triệu đô la trong một năm.
Một dự án phát triển và nổi tiếng + trải nghiệm người dùng xuất sắc + phần thưởng Yield Farming, tác động trực tiếp nhất là kích thích Polygon. Hệ sinh thái Polygon đã giúp số tiền được khóa của Polygon nhanh chóng tăng lên theo cấp số nhân.
Trong vòng hai tháng, tổng số tiền được khóa của Polygon đã tăng vọt từ dưới 100 triệu đô la lên tối đa 8 tỷ đô la. Cuối cùng, Aave đã nhận được 3,4 tỷ đô la tiền được khóa trên Polygon và số tiền được khóa của toàn bộ mạng đã từng vượt quá 20 tỷ đô la.
Tất nhiên, những người tham gia Polygon và Aave cũng được hưởng lợi, không chỉ là phản hồi tốt trên thị trường mà phần thưởng Yield Farming cũng rất nhiều ưu đãi, vì vậy đây là việc đôi bên cùng có lợi.
Có thể thấy việc chuyển dịch các dự án đã phát triển sang môi trường sinh thái mới sẽ có triển vọng to lớn, không chỉ cho phía dự án chuỗi, hoặc cho phía dự án ứng dụng, mà còn cho người tham gia, rất đáng quan tâm và tham gia.
Hiện tại, các dự án DeFi nổi tiếng trên Ethereum, chẳng hạn như Compound, đã đạt được hợp tác với Acala. Liệu cả hai có thể học hỏi từ kinh nghiệm thành công của Aave và Polygon và lấy lại hào quang của mình không?
Hay có những dự án khác sẽ bắt chước theo mô hình đã có, rồi đến kết hợp mạnh mẽ với hệ sinh thái phát triển nhanh? Đây là điểm rất đáng được mong đợi của sự phát triển hệ sinh thái Polkadot.
Bùng nổ ứng dụng
Sự phát triển của hệ sinh thái mới sẽ tạo ra con đường tăng trưởng phát triển của các dự án thành công. Ethereum, với tư cách là nền tảng ứng dụng blockchain lớn nhất tại thời điểm hiện tại, cũng là một cỗ máy kiểm tra thị trường khổng lồ.
Với sự đổ bộ liên tục của các ứng dụng như DeFi và NFT, nó cũng cung cấp đầy đủ kinh nghiệm cho các chuỗi công khai khác để phát triển hệ sinh thái riêng của mình. Đây cũng là lý do tại sao các chuỗi công khai mới đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.
Sau khi hệ sinh thái Polkadot journal vượt qua giai đoạn khởi động ban đầu, một số ứng dụng xuất sắc chắc chắn sẽ ra mắt và về cơ bản sẽ làm gia tăng sự phát triển của các ứng dụng trên Ethereum và các chuỗi công khai mới nổi.

Hệ sinh thái đa dạng: Ứng dụng và Chuỗi
Ví dụ, ứng dụng phổ biến nhất thường nằm trong lĩnh vực DeFi. Nghĩa là các nhu cầu cơ bản nhất là cho vay, giao dịch, stablecoin, v.v., sẽ thành công nhanh nhất theo hướng ứng dụng của hệ sinh thái Polkadot.
PancakeSwap trên BSC chính là logic này, tôi tin rằng sẽ có những dự án như vậy trên Polkadot. Với một hoặc hai dự án thành công, cả vốn và người tham gia đều được hưởng lợi. Một khi hiệu ứng tích cực này xuất hiện, nó sẽ tự nhiên thu hút đủ vốn tham gia thị trường và những người tham gia tiếp theo sẽ cùng tham gia, và hệ sinh thái sẽ có thêm sức sống mới.
Tuy nhiên, Polkadot hơi khác so với các chuỗi công khai khác. Nó không chỉ có hệ sinh thái ứng dụng mà còn có hệ sinh thái chuỗi, vì vậy có hai hướng phát triển. Nếu các ứng dụng này thành công và có thể thu hút được nhiều quỹ, thì các dự án parachain mang các ứng dụng này cũng sẽ nhận được những ảnh hưởng tích cực.
Ví dụ, thành công của Venus và PancakeSwap đã tạo ra một sự bùng nổ cho BNB. Chúng ta cần chú ý xem ứng dụng parachain nào trong hệ sinh thái Polkadot sẽ bùng nổ đầu tiên. Những ứng dụng và parachain này đều là những triển vọng hứa hẹn.
Tìm ra xu hướng dẫn đầu
Sau giai đoạn bùng nổ ứng dụng ban đầu, hệ sinh thái Polkadot đã được kích hoạt thành công. Bây giờ là lúc nhiều dự án nắm giữ vị trí dẫn đầu trong từng lĩnh vực. Ở giai đoạn này, cũng sẽ có hai hướng.
Một là chuỗi, chẳng hạn như Polygon, tập trung vào Lớp 2 và trở thành người dẫn đầu chuỗi công khai trong Lớp 2, hoặc, như FLOW, tập trung vào NFT và trở thành chuỗi công khai trong lĩnh vực NFT.
Thứ hai là ứng dụng, chẳng hạn như lưu trữ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cho vay trong lĩnh vực DeFi, phái sinh, giao dịch, v.v. Trong mỗi lĩnh vực chia nhỏ, có thể tạo ra một người dẫn đầu hoặc một số người khổng lồ.
Họ sẽ thu hút nhiều nguồn vốn và người tham gia và trở thành nhóm ứng dụng mạnh mẽ nhất. Sức hấp dẫn sẽ làm tăng giá trị của dự án. Đương nhiên, những giá trị này sẽ phản ánh thị trường. Tôi tin rằng lợi nhuận là điều dễ hiểu và tôi sẽ không lặp lại quá nhiều.
Kết Luận
Mặc dù sự phát triển sinh thái của Polkadot tương đối muộn, nhưng đây không còn là thời đại không thể triển khai blockchain nữa. Hai hướng ứng dụng chính của DeFi và NFT, tuy thời gian phát triển chưa lâu nhưng đều dựa trên những nhu cầu thực tế.
Tạp chí Fortune (Mỹ) tháng trước đã có bài viết “DeFi đang chiếm phố Wall.” Do đó, không phải lo lắng về vấn đề ứng dụng không thể thực hiện và hệ sinh thái Polkadot không thể được triển khai.
“Defi đang xâm chiếm phố Wall”
Theo tạp chí Fortune.
Ngoài ra, Ethereum và các chuỗi công khai mới nổi đã gặp không ít khó khăn và tìm ra nhiều kinh nghiệm thành công. Những kinh nghiệm quá khứ này có thể giúp Polkadot đứng trên vai người khổng lồ và nhanh chóng phát triển hệ sinh thái.
Những gì chúng ta cần là phải hiểu rõ triển vọng, quan sát sự phát triển của hệ sinh thái một cách hệ thống và cẩn thận, và tham gia khi thích hợp.
Cảnh báo rủi ro
Phát triển hệ sinh thái là một quá trình từ từ. Mặc dù chúng tôi đã trình bày năm triển vọng phát triển sinh thái, nhưng đây là một sự kiện lâu dài và không có nghĩa là nó sẽ xảy ra ngay lập tức.
Đối với một hệ sinh thái, yếu tố quan trọng nhất quyết định trình độ phát triển của nó là môi trường kinh tế. Môi trường tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy rất lớn, nhờ thế có thể nhận được kết quả gấp đôi với chỉ nửa phần nỗ lực.
Vì vậy, mặc dù đồng Polkadot có năm triển vọng phát triển trên, nhưng thời điểm và môi trường là rất quan trọng. Và đây là ý định ban đầu của bài viết này, mong rằng mọi người sẽ không hiểu lầm và đặt kỳ vọng vào đồng Polkadot một cách mù quáng.